Một góc nhỏ về câu chuyện đan móc len. Cảm ơn bạn đã quan tâm tới bài viết thú vị này của chúng mình. Là 1 người mới bắt đầu tập tành đan móc len hay đơn gian chỉ là muốn hiểu biết thêm về thêu thùa đan móc thì bạn có thể tìm được những thông tin hữu ích và cực kì thú vị trong bài viết này đó. Len Việt Decor chúng mình gửi tới bạn không chỉ là những thông tin về các dụng cụ cơ bản của việc đan và móc len mà còn cả cách dùng len nào với dùng cây nào cho hợp lí. Cùng tìm hiểu với chúng mình nhé
Mục lục
Đan móc len xưa và nay
Nếu dạo qua các trang mạng xã hội thì riêng đan móc len có gần cả trăm nhóm facebook với hàng chục ngàn thành viên. Không chỉ chia sẻ các bảng chart, kiến thức cơ bản, mẹo vặt, … mà các thành viên còn hướng dẫn hỗ trợ nhau rất tận tình.
Ngoài ra cũng có rất nhiều lớp học cho lĩnh vực này mà điển hình nhất là nhà văn hóa phụ nữ TP.HCM.
Đan móc len cơ bản cần có những gì?
Nếu bạn đang có ý định làm quen với đan móc len, hãy thử tìm hiểu qua một số thông tin liên quan dưới đây nhé!
-
Dụng cụ
– Đan (Knitting): Thường sử dụng 2 que đan hoặc kim đan vòng, có thể dùng 3-4 que (khi phải đan vòng tròn).
– Móc (crochet): Chỉ cần 1 que móc là đủ cho bạn sáng tạo vô tận.
Que đan & móc có nhiều kích thước khác nhau phụ thuộc vào kích cỡ sợi len. Thường thì hầu hết các sợi có thông tin kích thước để bạn chọn đúng kích cỡ.
2. Các loại sợi để đan móc len
Có rất nhiều loại sợi dùng để đan móc len khác nhau với kích thước, chất liệu và tên gọi khác nhau. Dưới đây là một số sợi cơ bản:
► Len Arcylic (Arcylic/PAC): Được làm từ Polymer, là len nhân tạo nên đa dạng về màu sắc và kích thước sợi. Do đó bạn có thể giặt bằng máy mà không sợ bị nhão. Loại sợi này không gây dị ứng da nên có thể dùng cho trẻ em (100% Arcylic).
Về giá thành thì loại sợi này rất kinh tế phù hợp cho những người mới bắt đầu.
► Len Cotton (sợi bông): Được làm từ cây sợi bông do đó thấm hút nước rất cao, không gây dị ứng da và rất bền, có thể giặt bằng máy. Nhưng chỉ phù hợp làm khăn lau hoặc lót ly do sợi 100% cotton khá cứng & thô.
Hiện nay có nhiều loại pha trộn giữa len cotton và len arcylic để tăng độ mềm.
► Len Polyester (PE): Là loại sợi tổng hợp với thành phần cấu tạo đặc trưng là ethylene. Sợi này thường kết hợp nhiều chất liệu khác nhau như Arcylic hay len từ lông cừu để tăng độ mềm.
► Len (tiếng Pháp: laine) dệt từ lông cừu và một số loài động vật khác như dê, lạc đà… Các loại len phổ biến:
• Len lông cừu thường: Loại len này được lấy từ những đàn cừu đã thay lông được một lần. Len lông cừu mềm mại và đàn hồi tốt hơn len thường. Do đó len cừu ấm và bền hơn.
• Len Cashmere: Loại len này được lấy từ lớp lông tơ của dê Kashmir (Cashmere) trong đợt thay lông mùa xuân. Một sợi xơ Cashmere có khả năng cách nhiệt gấp 8 lần so với len thường nên có khả năng giúp giữ ấm vào mùa đông. Đây còn là một loại len siêu nhẹ và có giá thành đắt nhất trong các loại len.
• Len Angora: Từ thỏ Angora với sợi mềm, mịn, mỏng và rất bông. Nhưng len Angora không đủ độ bền cần thiết nên người ta thường pha thêm các thành phần len, sợi khác.
3. Chuẩn bị gì để đan móc len ?
► Dụng cụ: Tìm mua len & kim móc/que đan ở chợ, các cửa hàng văn phòng phẩm hoặc các shop handmade.
Chọn loại len không xù (Ví dụ cotton milk) & có kích thước vừa phải. Còn kim móc/que đan chọn loại vừa với kích thước sợi để khi móc không bị tuột.
► Chọn sản phẩm phổ biến với các mũi cơ bản để tập. Thường thì đan sẽ là khăn choàng còn móc sẽ là mũ.
Bạn có thể tìm kiếm các cách móc khăn len đơn giản nhất hay các hướng dẫn cách móc mũ len, … trong các diễn đàn về đan móc.
► Tìm hiểu & học các mũi cơ bản (Đan: Mũi lên, mũi xuống, mũi vòng, … . Móc: Mũi đơn, Mũi kép, mũi bính, …). Trên mạng có nhiều hướng dẫn đan móc len cũng như sách dạy đan len từ cơ bản nhất.
► Khi đã thành thạo các mũi cơ bản, bạn có thể lên mạng tìm chart & hướng dẫn về mũi năng cao để tạo ra sản phẩm cầu kỳ & có hoa văn đẹp hơn.
► Tìm hiểu về cách phối màu sản phẩm cho hài hòa bắt mắt.
► Tập sử dụng thêm các dụng cụ nâng cao nếu cần.
4. Đan móc ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Theo đánh giá từ chuyên gia sức khỏe thì đan móc len sợi mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe.
► Khi đan móc các chuyển động nhịp nhàng cùng với sự tập trung vào công việc giúp bạn giảm căng thẳng, lo âu.
► Để tạo ra sản phẩm đẹp bạn phải đọc hiểu chart và nhiều hướng dẫn. Nhờ sử dụng càng nhiều não bộ thì bộ não càng khỏe mạnh.
► Các ngón tay vận động nhịp nhàng trong quá trình đan móc giúp sụn xương tay của bạn khỏe mạnh hơn.
Tuy nhiên bạn cần lưu ý tư thế ngồi khi ngồi đan móc để tránh đau nhức, mỏi lưng, đầu và vai cũng như tránh ảnh hưởng cột sống. Ngoài ra bạn hãy chăm sóc & bảo vệ đôi tay để tránh khô ráp do tiếp xúc nhiều với các loại sợi bằng cách dùng kem dưỡng da tay.
Đan móc giờ đây không chỉ là một ngành nghề tạo thu nhập mà còn là một thú vui giúp bạn thư giãn, giải trí.
Dù mục đích là gì thì nghề đan móc thủ công luôn đòi hỏi bạn đặt hết tâm huyết vào sản phẩm.
Ngoài sự tỉ mỉ thì người làm đan móc cần trau dồi năng cao kỹ năng cũng như sự sáng tạo để tạo ra sản phẩm không chỉ dùng được mà còn được khách hàng yêu thích.
Ngoài ra nếu bạn định hướng đưa sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài thì phải chú trọng nhập nguồn vật liệu an toàn.
Do thị trường này yêu cầu rất gắt gao về chất lượng, bạn cần đưa sản phẩm đi kiểm định trước khi giới thiệu sản phẩm ra thị trường.
Hiện nay có rất nhiều anh chị & các bạn trẻ thành công trong việc phát triển ngành nghề đan móc.
Nổi bật trong đó là chị Đoàn Thị Nga một nghệ nhân ưu tú của Việt Nam về lĩnh vực đan móc.
Mong rằng thời gian sắp tới sản phẩm đan móc len của Việt Nam xuất hiện nhiều hơn nữa không chỉ ở thị trường trong nước mà cả thị trường khó tính như Châu Âu.
LEN VIỆT DECOR CAM KẾT:
- Sản phẩm giống như mô tả, màu sắc có thể sai lệch 5-10% do ánh sáng, điều kiện chụp.
- Sản phẩm được kiểm tra kỹ trước khi giao tới tay khách hàng, đảm bảo không giao thiếu
- Nếu có bất kỳ khiếu nại về chất lượng sản phẩm, quý khách vui lòng liên hệ ngay Len Việt Decor để được hỗ trợ đổi mới hoặc hoàn tiền.
- Địa chỉ: Phố Trịnh Văn Bố – Nam Từ Liêm – Hà Nội
- Phone: 0876.525.405
- Fanpage: Len Việt Decor